Gia sư Thành Được cho rằng Bá Kiến là một con người nham hiểm, độc ác. Hắn “ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông, nhưng rồi lại dắt nó lên để nó đền ơn” – một kẻ tinh ranh, xảo quyệt. Có thể thấy, chỉ qua cách ứng xử của hắn với Lý Cường, người đọc cảm nhận được tâm địa cáo già, bản chất sâu cay và đầy kinh nghiệm thống trị dân làng của một cường hào. Với những lời ngon ngọt, tử tế và vài hào bạc uống rượu, Chí Phèo đã mềm lòng. Hắn quên mất mục đích mình tới nhà Bá Kiến làm gì. Tâm trạng phẫn uất của hắn được xoa dịu chỉ trong tích tắc. Để rồi, hắn nhụt chí và trở thành tay sai cho Bá Kiến, trở thành quỷ dữ của làng Vũ Đại. Đây được xem như một nhân vật điển hình cho loại địa chủ cường hào ở nông thôn Việt Nam xưa. Những kẻ xảo quyệt, lạnh lùng, lọc lỏi, già đời với những tâm tưởng trục lợi, đục khoét dân nghèo.
Bá Kiến – một con người với nhân cách bỉ ổi, ghen tuông, độc ác. Ngòi bút của Nam Cao hướng đến nhân vật phản diện với những khám phá độc đáo.
Trung tâm gia sư Thành Được thấy mối quan hệ giữa Bá Kiến – Chí Phèo được tác giả thể hiện như một bi kịch tha hóa và bị từ chối quyền làm người của Chí Phèo. Nam Cao đã ba lần để Chí tìm đến nhà Bá Kiến. Lần nào cũng đem theo hung khí. Khi thì vỏ chai. Khi lại một con dao. Sự hiện diện của lão cường chủ là nguyên nhân trực tiếp, sâu xa nhất khiến Chí Phèo rơi vào bi kịch của một người lao động nghèo trong xã hội xưa.
Bá Kiến là nguyên nhân của sự tha hóa nơi con người đã từng “hiền như cục đất” của Chí Phèo, là nỗi chua cay vì bị từ chối quyền làm người, là sự uất nghẹn bởi không được yêu thương, trân trọng, không được hoàn lương.
Tính cách điển hình của một Bá Kiến đầy quyền uy trong xã hội đã tạo nên một tính cách hung tàn của Chí Phèo.
Thị Nở được ngòi bút tài hoa của Nam Cao dựng lên thật đặc biệt. Thị là người duy nhất xuyên suốt tác phẩm chịu giao tiếp với Chí Phèo cách chân thành. Người đàn bà tuy có ngoại hình xấu xí, dở hơi lại rất nghèo. Song ẩn chứa bên trong con người Thị là một tâm hồn đẹp, một tấm lòng chân thành được thể hiện qua cách Thị đối xử với Chí.
Gia sư Thành Được thấy đối với Chí Phèo, với một kẻ hung hãn và bị hắt hủi như hắn, Thị đã cho hắn một tia sáng về tình người. Thị nấu cho Chí bát cháo hành khi hắn bệnh, để rồi tự trong thâm tâm lần đầu tiên trong đời hắn nhận ra: “Cháo hành rất ngon”.
Thị chăm sóc, quan tâm hắn bằng cả tình yêu thương và tấm lòng chân thành. Một trái tim sạch trong “đàn bà không có men như rượu nhưng cũng làm cho người ta say”.
Chính Thị đã nhen nhóm trong con người hắn biết bao khát khao, hy vọng. Một khát khao được giao tiếp, hòa nhập với mọi người như hắn đã từng nỗ lực. Một khát khao xa lánh cái ác, trở về với cuộc sống của một con người bình thường. Một khát khao có được quyền làm người. Một khát khao được sống như một người đàn ông thực thụ. Một khát khao mà hắn luôn khao khát. Chính Thị đã giúp hắn trở về với cuộc đời. Con người hắn từ khi gặp Thị đã khao khát lắm sự lương thiện, sống chan hòa, yêu thương mọi người.
Trung tâm gia sư Thành Được cho rằng tác giả đã xây dựng cuộc gặp gỡ rất tình cờ: Thị đi kín nước rồi nghỉ, ngủ quên trong vườn chuối… Chí Phèo say. Hắn không quay trở về lều, mà đi ra bờ sông gần nhà, để rồi bất chợt gặp Thị. Nửa đêm, hắn đau bụng, Thị đã dìu hắn vào lều. Sự xuất hiện bất ngờ của Thị mang một ý nghĩa đặc biệt. Tính cách không thuần nhất của nhân vật này đã giúp Nam Cao có những khám phá bất ngờ nơi tính cách của con người Chí Phèo.
Dưới con mắt của người dân làng Vũ Đại, Thị Nở hội tụ những nét xấu nhất, ghê gớm nhất của một người con gái. Song, đối với Chí Phèo, Thị lại là người “có duyên”. Thị không những là người thức tỉnh bản chất lương thiện bên trong con người Chí Phèo, mà còn là ước mơ, khát khao hạnh phúc của Chí.
Nhưng Thị Nở cũng chính là nỗi đau của Chí Phèo, khi vừa xấu, dở hơi lại rất nghèo. Tất cả đều tô đậm số phận bi đát, hẩm hiu nơi nhân vật Chí Phèo.
Gia sư Thành Được nhận thấy với tài xây dựng nhân vật dựa trên các mối quan hệ, Nam Cao đã thể hiện thành công số phận và cá tính nhân vật với chủ nghĩa hiện thực. Ông xứng đáng là một nhà văn lớn của ngòi bút hiện thực.