(Văn như văn của Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát thì tiền Hán không đáng kể nữa
Thơ như thơ của Tùng Thiện Vương, Tuy Lý Vương thì Thịnh Đường chẳng thấm vào đâu) Tương truyền của vua Tự Đức.
Trung tâm gia sư Thành Được thấy những dòng thơ ca tụng ấy đã phần nào khái quát tài năng thơ phú bậc thầy của Cao bá Quát. Đó là một con người ý chí vẫy vùng bốn phương, những mong thoát khỏi những bó buộc của con đường công danh mà cống hiến cho cuộc đời. Cũng giống như cuộc đời đầy bi tráng của ông, thơ văn chữ Hán của ông cũng chất chứa một sự bi phẫn mạnh mẽ với thời cuộc. Sa hành đoản ca (Bài ca ngắn đi trên bãi cát) là tiếng lòng của một kẻ lữ hành bất đắc chí với thời cuộc, mệt mỏi, bế tắc như một sự phản kháng với xã hội trì trệ, bảo thủ lúc bấy giờ
Hình ảnh trung tâm của bài thơ là người lữ khách đi trên không gian bao la cát trắng, càng đi càng thấy bế tắc, mỏi mệt.
Trường sa phục trường sa
Nhất bộ nhất hồi khước.
(Cát dài lại bãi cát dài
Đi một bước như lùi một bước)
Gia sư Thành Được thấy hình ảnh nhân vật trung tâm là kẻ lữ khách lưu lạc trên con đường đời đầy sự mệt mỏi, bước chân nặng nề mất hút trong bãi cát cho nên tiến một bước như lùi một bước. Ngay từ đầu, bài thơ đã sử dụng điệp âm và cách ngắt nhịp 2/3 liên tiếp trong câu thơ năm chữ gợi nên cảm giác những bước chân đi bị kéo giật lại. Con người đi trong trạng thái bất thường như thế tất nhiên sẽ kéo hành trình như dài ra đằng đẵng. Có thể suốt cuộc đời, người ấy cũng không thể đi đến đích. Con người đánh mất khái niệm về thời gian, về sáng tối, chỉ có sự mệt mỏi ngày càng dâng lên trong tâm hồn.
“Nhật nhập hành vị dĩ
Khách tử lệ giao lạc.
(Mặt trời lặn mà vẫn còn đi
Khách (trên đường) nước mắt rơi lã chã.)
Bài thơ thể hiện một nỗi bi phẫn trong tâm tư của nhà thơ Cao Bá Quát. Từ cuộc đời thực lắm thăng trầm trên con đường hoạn lộ, nhà thơ đã gửi gắm tâm tư vào hình tượng nhân vật khách. Sự ngột ngạt của thời cuộc như bãi cát dài không đích đến níu giữ từng bước chân con người. Nhà thơ không thể hòa nhập với khuôn khổ của chế độ hiện hành. Lối thoát được đặt trong chuyến đi vô tận, nếu người ta học được phép “thụy du” thì may ra mới mong chấm dứt những thống khổ. Tiếc thay, phép ngủ đối với nhười tỉnh lại chẳng có chút hiệu lực. Vì thế, càng đi trong sự tỉnh táo thì mọi oán hận trong lòng càng thêm chất chồng.
“Quân bất học tiên gia mỹ thụy ông
Đăng sơn thiệp thủy oán hà cùng?”
(Anh không học được tiên ông phép ngủ kĩ
Cứ trèo non, lội nước mãi, bao giờ cho hết ta oán.)
Tiếng cười của người lữ khách khi bát gặp hơi men là một sự bất khuất xen lẫn cái chua xót với cuộc đời.
“Phong tiền hữu điếm hữu mĩ tửu
Tỉnh giả thường tiểu túy giả đồng”
(Quán rượu ở đầu gió có rượu ngon
Người tỉnh thường ít mà người say vô số.)
Trung tâm gia sư Thành Được cho rằng đó là tiếng cười của kẻ bất đắc chí, của người tin vào cái tài hoa hơn đời của mình. Tiếng cười ấy có thể sánh với những bậc minh triết khi xưa, như vị Khuất Nguyên bên dòng sông Mịch La đã ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Đời đục, ta trong. Đời say, ta tỉnh.” Đó là nhận thức của con người có khí tiết, có tâm hồn thanh bạch nhưng tiếc thay không tìm được chốn dung thân trong cuộc đời đầy ô hợp, tù túng. Tiếng cười ấy còn là sự chua xót cho người lữ khách cô đơn khi nhận ra nhân gian chỉ có một người tỉnh – chính bản thân mình.
Sự đối lập giữa thức và ngủ, tỉnh và say thực ra chỉ là biện pháp loại trừ nhằm giới hạn dần và soi tỏ từng bước đặc trưng loại biệt của đối tượng. Và đến đây, cảm hứng về con người lầm lũi đi không biết tháng năm, đi mà không bao giờ tới đích, đi nhưng vẫn cứ giậm chân tại chỗ… ở đầu bài thơ được tiếp thêm bởi cảm hứng của sự cô đơn tuyệt đối của chính người bộ hành ấy, nâng hình ảnh bài thơ lên một sự biểu tượng có sức ám ảnh ghê gớm: người hành nhân ấy mãi miết đi nhưng phía Bắc núi muôn trùn, phía Nam sóng muôn đợt vây phủ lấy mình. Nhìn khắp bốn phương chỉ có người lữ khách trơ trọi trên bãi cát. Bài thơ mở đầu bằng hai câu vần bằng và câu vần trắc, đều là năm chữ như một dự cảm trắc trở của phận người, sự chua xót khi tìm kiếm con đường vô ích.
Khép lại bài thơ, ta như vẫn còn ám ảnh hình ảnh người bộ hành mải miết đi trên bãi cát với thời gian vô định, không gian mênh mông. Bài thơ biểu lộ sự uất nghẹn, chán ghét của con người đối với con đường danh lợi đương thời và niềm khao khát đổi thay cuộc sống. Nhịp điệu bài thơ không chỉ khắc họa sống động người lữ khách mà còn cộng hưởng với cảm xúc suy tư của nhân vật trữ tình về con đường công danh trắc trở, gập ghềnh.